26 tháng 11, 2014

Bánh mỳ sừng bò

Công thức này trong 1 quyển sách dạy làm bánh của tác giả Alan Ooi   do 1 chị chụp lại tặng  mọi người . Mình chép nguyên vào đây nhé .
Đây là 1 công thức bánh mỳ ngon tuyệt vời , ghét mỗi cái là khâu ủ bánh rất mất thời gian , nhưng bù lại thành quả thì không chê vào đâu  được .


A. Sponge Dough
150g high protein flour
2g salt
30 g caster sugar
2g instant yeast
100ml milk
25g butter

B. Dough
70g caster sugar
4g salt
2 nos egg
65ml milk
30g butter
4g instant yeast
C.
1 tsp bread improver
225g high protein flour
80g plain flour
10g milk powder

Method
1. Sponge dough : put ingredients in a mixing bowl and blend until well combined. Put the dough at a warm places , cover and rest for 2 hours.
2, Dough : Mix ingredients A and B until well combined . Add ingredients C and mix until the dough  is shiny . Cover the dough and leave to rise in a warm place for 50 minutes or until double in size .
3 . Divide the dough into 120g each, roll the dough into balls . Use your hand to shape the dough into elongated-triangles . Chill in the fridge for 1 hour.
4. Use a rolling pin to roll the triangle dough from tip to base and stretch it to approx 30cm long .
5 . Cut a slit at the base. Roll the dough up from base to tip into cylinder shape , and slingtly bend both ends to form croissant.
6 . Arrange on a baking tray , let  proof for 30 - 40 minutes
7. Rub the bread with milk , and bake in a preheated oven at 190 độ C for 20 to 25 minutes or untill cooked( remove the bread from oven twice to rub with some butter during baking process )



20 tháng 11, 2014

Bánh mỳ Việt Nam

 Phải nói là tuổi thơ của mình gắn liền với bánh mỳ làng Mai Động ( mình sinh ra và lớn lên tại đây ) . Nhớ hồi nhỏ mỗi tối đi qua lò bánh mỳ thì không thể cầm lòng nổi , bánh thơm mà giòn , ngon lắm ấy . Không ngờ sau này mình biết làm bánh ngọt , bánh mỳ mà lại ... không thể làm được ra cái bánh mỳ đúng chất như mình đã ăn hồi bé . Vậy là cứ mỗi lần muốn ăn thì vẫn mò về với bánh mỳ Mai Động . Vẫn ấp ủ trong lòng là làm sao mình có thể có công thức và cách làm để cho ra được chiếc bánh như thế . Và rồi mình thấy công thức và cách làm do 1 bạn chia sẻ trên facebook nên mừng như bắt được vàng ấy :))
Tuy chưa được chuẩn lắm , nhưng từ từ mình sẽ hoàn thiện nó .


Công thức và cách làm mình copy hoàn toàn theo chia sẻ của bạn Nguyen Hai Hanh ( FB ) .
" Cách làm không hề khó, nhưng công thức chỉ đảm bảo cho bạn 50% sự thành công thôi, còn lại là do kỹ năng của bạn. Công thức và những kinh nghiệm của mình đây, các bạn muốn thành công thì nên đọc kỹ trước khi làm :
CÔNG THỨC BÁNH MỲ VIỆT NAM KHÔNG DÙNG PHỤ GIA
I. Công thức bột chua 1:
Nguyên liệu
- 200g bột mỳ cái cân hoặc Breadd flour)
- 200g nước
- 2-3g men instant (tùy thời tiết,nếu mùa hè thì nên dùng 2g thôi, mùa đông thì dùng 3g)
- 2g đường trắng
Cách làm :
- Nước + đường hòa tan rồi cho men nở vào khuấy đều. Để 10', cho tiếp bột vào khuấy thành hỗn hợp sệt, đậy khăn để nhiệt độ phòng 4-8h (tùy thời tiết mùa hè để 4h, mùa đông để 8h). Sau thời gian này thì cho men chua vào hộp kín để ngăn mát tủ lạnh, có thể dùng trong vòng 2 tuần.
Lưu ý :
- Gọi là bột chua nhưng bột chua này có mùi thơm gần giống như rượu nếp (hay cơm rượu) chứ ko hề chua nhé.
- Bột chua có thể dùng ngày sau khi ủ 4-8 tiếng, nhưng mình thấy bột chua để ngăn mát sau ít nhất 1 ngày mới dùng thì bánh mỳ khi nướng xong sẽ thơm hơn.
- Bột chua này có thể dùng trong tất cả các công thức bánh mỳ vỏ giòn như baguette, bánh mỳ Việt nam, đế pizza...

II. Công thức bột chua 2 :
Nguyên liệu
- 25g bột mỳ
- 50g nước
- 20-25g sữa chua nhiệt độ phòng
Cách làm :
- Cho tất cả vào 1 cái cốc khuấy đều, đậy kín bằng khăn giấy hoặc vải màn, để vào chỗ kín (mình hay để sau tủ lạnh vì chỗ đó ấm, dễ lên men)
- Mỗi ngày mang ra khuấy 1 lần, sau 2-3 ngày (tùy thời tiết) thì dùng được.
- Cho vào hộp kín bảo quản ngăn mát tủ lạnh được 1 tháng.
Lưu ý :
- Bột chua này có vị chua dịu và có mùi chua nhẹ

III. Công thức bánh mỳ Việt nam :
Nguyên liệu : Công thức này làm được 6 cái bánh mỳ VN dài khoảng 22-23cm như hình mình làm
- Bột mỳ cái cân : 300g
- Nước : 160g-180g (tùy chất lượng bột)
- 3g muối
- 9g đường
- 9g dầu ăn
- 6g men nở instant
- 60g bột chua 1
- 15-25g bột chua 2, tùy thời tiết, nóng thì cho ít hơn trời lạnh (có thể thay bằng 10-12g dấm hoặc 10-12g mẻ đã lọc bỏ bã + 1 viên VitaminC nhỏ loại 100 chứ ko phải loại 500mg đâu nhé),
Mình thấy làm bằng bột chua 2 hay bằng mẻ mùi vị bánh ngon hơn và thớ bánh dai hơn, làm bằng dấm tuy bánh cũng vẫn nở tốt, thớ bánh vẫn mỏng nhưng bánh giảm mất vị ngọt của bột và mùi thơm của bánh mỳ nướng (cái này mình cũng không biết tại sao, nhưng kn này là chính xác vì mình đã thử lại nhiều lần rồi). Còn làm bằng bột chua 2 hay bằng mẻ, sản phẩm ra tương tự nhau, không có sự khác biệt
Cách làm
1.Cho 50g nước ấm hòa với đường, cho men nở vào, để 10-15' cho men nở , Trong qua trình kích hoạt men nếu thấy men phồng cao quá thì lấy thìa khuấy và để tiếp cho đủ 10’ nếu là mùa hè và 15’nếu là mùa đông.
2. Nếu nhào bằng máy : Cho tất cả các nguyên liệu vào bowl KA, nhồi cho đến khi bột mịn , dai . Mình nhào 2 phút cấp độ 1, 10-12 phút cấp độ 2 và 3 phút cấp độ 4 để đập bột (khoảng thôi nhé, cũng ko chính xác lắm vì mình thường nhìn bột để điều chỉnh). Nếu bạn nào sợ hỏng máy không dám đập bột bằng KA ở tốc độ 4 thì phải cho ra bàn đập bằng tay khoảng 5’(cách đập bột các bạn seach trên mạng nhé)
3, Nếu nhào bằng tay : Nhào 5’, để bột nghỉ 5’ , rồi lại nhào 5’, cứ thế cho đến khi bột dai mịn không dính tay thì đập bột khoảng 5’ (cách nhào và đập bột các bạn seach trên mạng, nhìn video sẽ dễ hiểu hơn)
3. Ủ bột lần 1 : 10-15’ tùy thời tiết, trời nóng ủ 10’, trời lạnh ủ 15’.
4. Chia bột làm 6 phần, để bột nghỉ 10'.
5. Tạo hình bánh mỳ thuôn dài khoảng 20 cm, hai đầu vê nhỏ (tham khảo hình ở post trước), không cần tạo hình bụng chửa nhé, làm như vậy nếu bánh nở tốt sẽ bị bè ngang. Khi nướng bánh sẽ tự nở thành hình bụng chửa như hình.
6.Ủ bột lần 2 trong khoảng 1h cho bột nở gấp đôi hoặc hơn chút (lưu ý chỉ nở gấp đôi đến gấp 2,5 thôi nhé, không để nở quá khó rạch bánh, khi nướng sẽ ko tròn căng mà bị bẹt và mùi không thơm. Bình thường mùa hè mình ủ chỉ 30-40' là được, mùa đông thì khoảng 1h-1h20’ và cũng lưu ý là mùa hè thì không kích nở bằng cách gia nhiệt nhé, chỉ cần cho vào lò và đậy nắp lò là được. mùa đông có thể bật lò hơi ấm 1 chút nhưng chỉ bật cho lò nóng tầm 35-40 độ rồi tắt lò mới cho khay bánh vào ủ nhé.
7. Ủ xong bỏ khay bánh ra, bật lò 250 độ, bật quạt gió
8. Rạch bánh : rạch nghiêng dao 45 độ, đưa dao nhẹ tay lần thứ nhất tạo đường rách trên vỏ bánh, đưa tiếp dao lần thứ 2 để vết rach sâu khoảng 0.5cm. Khi rạch, đường rạch sẽ tự bung ra ngay nhé. Lưu ý là rạch nhẹ tay nhanh và dứt khoát (tham khảo hình)
9. Xịt nước lên mặt bánh (xịt nhiều vào các khe rạch), xịt ướt đẫm mặt bánh nhưng không xịt nhiều quá để nước chảy xuống 2 bên thành bánh đọng xuống khay nướng. Bánh sau khi xịt nước vết rach sẽ tiếp tục mở rộng hơn lúc mới rạch (xem hình)
10. Sau khi làm nóng lò khoảng 10’ thì cho khay bánh vào.
11. khoảng 3’ sau vỏ bánh bắt đầu khô (bắt đầu chứ không phải đã khô nhé, có nghĩa là trên mặt vỏ bánh đã bay hết hơi nước) thì mở lò nhanh tay xịt thêm nước và xịt như thế thêm 1 hoặc 2 lần nữa.
12. Khi bánh nở hết cỡ, vết rạch căng và xé rộng sẽ tạo ra hình bánh mỳ bụng chửa kiểu bánh mỳ VN. Canh đến khi thấy vỏ bánh bắt đầu có tia hanh vàng thì tắt quạt gió và giảm nhiệt độ lò từ từ xuống 220 độ và nướng đến khi vỏ bánh vàng như ý (nhớ là giảm từ từ chứ không được giảm đột ngột). Toàn bộ thời gian nướng hết khoảng 15-20’ tính từ khi bắt đầu cho khay bánh vào lò.

Thành phẩm : Vỏ bánh vàng đểu, bánh nở căng tròn, nhẹ, vết rạch bung tạo thành bánh mỳ hình bụng chửa. Khi lấy bánh ra khỏi lò do nhiệt giảm đột ngột sẽ tạo những vết rạn nhỏ trên vỏ bánh, bóp nhẹ vỏ bánh kêu rắc rắc và sẽ tạo ra những vết rạn to hơn. Ruột bánh trăng, nở xốp, nhiều lõ khí, thớ mỏng dai.. Để nguội bánh không xẹp, vỏ bánh bớt giòn nhưng vẫn giòn. Để đến hôm sau vỏ bánh mềm,nhưng chỉ cần nướng nóng lại là vỏ bánh lại giòn như mới.

IV. Một số lưu ý khi làm mỳ Việt nam :
1- Kích hoạt men đủ thời gian. Đặc điểm của Bánh mỳ VN là thời gian ủ lần 1 ngắn, nên bạn phải xử lý men bằng cách kéo dài thời gian kích hoạt men, để tạo ra độ nở và mùi vị tốt nhất cho bánh mỳ. Bột chua 1 bắt buộc phải có vì nó tạo hương vị và độ dai cho ruột bánh. bột chua 2 dùng để kích thích men nở tốt hơn để tạo nên bánh mỳ rỗng ruột đúng kiểu bánh mỳ Việt Nam. Nhưng vì bột chua 2 thời gian ủ hơi lâu nên mình có đưa ra nguyên liệu thay thế là mẻ + 1 vien vtmC hoặc dấm + 1 viên vtmC.
2- Bánh mỳ VN bắt buộc phải đập bột thì bột mới đủ độ dai. Vì bánh mỳ VN nở rất nhiều so với các loại bánh mỳ khác, nếu bột không đủ độ dai, khi bánh nở ỡ sẽ làm đứt các sợi gluten trong ruột bánh làm bánh bị xẹp và thớ bánh không mỏng và ruột bánh sẽ rời rạc.
3- Bột nhào xong sẽ trắng hơn bột lúc mới nhào và bạn sẽ cảm thấy bột bắt đầu nở nên bột nhìn rất mịn ( đúng kiểu căng mịn ấy), các bạn nhìn ảnh khối bột vừa nhào xong của mình sẽ thất rất rõ. Nếu bột của bạn không như thế có nghĩa là bột bạn nhào chưa đạt hoặc khô quá.
4- Lượng nước trong công thức là 160-180g,tuỳ loại bột và tuỳ chất lượng bột, cái này là bạn phải tự cảm nhận đươc khi nhào bột. Bạn nhào bột khô quá bánh sẽ nở kém và ruột bánh sẽ không được dai, nhào bột ướt quá, bánh của bạn sẽ bị nở theo chiều ngang, bánh sẽ bị bẹt và không đẹp, chưa kể là nếu thừa nước nhiều quá ruột bánh sẽ bết và bột ướt quá cũng khó tạo hình. Nhưng thế nào là vừa, điều này bạn phải tự cảm nhận bằng tay bằng mắt và bằng kn của chính bạn. Nói thế thôi, nhưng chỉ sau 1-2 mẻ bánh là bạn có thể có được kn ngay. Tốt nhất bạn nên cho đến 160g nước thôi rồi cho thêm từng ít một cho đến khi bột vừa đủ mịn và mềm, dai.
5- Với bánh mỳ VN không dùng phụ gia, ủ lần 1 bạn tuyệt đối không được kích nở bằng cách gia nhiệt. Ủ lần 2 cũng không nên trừ hôm nào thời tiết lạnh quá. Bánh mỳ VN nếu ủ nhiệt cao sẽ không cho kết cấu và mùi vị bánh tốt. Khi ủ lần 2 phải tránh để bánh đã tạo hình bị khô mặt , bánh sẽ không nở tốt được. Nên ủ trong lò có để 1 bát nước nóng, vỏ bánh sẽ ko bị khô và bánh cũng nở tốt hơn.
6. Ủ đến khi bánh nở gấp đôi đến 2,5 lần. Với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm với bánh mỳ vỏ giòn thì nên ủ non hơi 1 chút, chỉ cần gấp đôi hoặc hơn chút thôi, sẽ dễ nướng, dễ rạch hơn và bánh nở form cũng đẹp hơn. Khi đã quen bạn sẽ thử tăng từng chút một. Vì ủ hơi non 1 chút, bánh chỉ ko nở to và rỗng ruột bằng ủ đủ thôi, nhưng bánh vẫn đẹp và vẫn ngon (với điều kiện chỉ là hơi non chút thôi nhé). Chứ ủ quá là sẽ hỏng hết kết cấu ruột bánh và mùi vị bánh cũng sẽ rất tệ. Nhưng cũng đừng vì thế mà ủ non quá nhé, bánh chưa nở đủ khi nướng xomg sẽ có mùi men, ruột đặc.
7- Tạo hình : Nếu lò nhà bạn bé hơn nên tạo hình bánh nhỏ hơn. Tạo hình bánh to quá so với lò bánh dễ bị khô vỏ khi chưa nở hết. Bánh nở rất to nên bạn phải đặt bánh cách xa nhau, đảm bảo khi nướng bánh nở không bị dính nhau,
8- Rạch bánh : phải rạch nghiêng dao để bánh ko bì bè sang 2 bên khi nở, và bánh cũng tròn đẹp hơn. Và vết rách chỉ sâu khoảng 0.5cm thôi, để khi bánh nở hết cỡ vết rạch sẽ tự xé ra tạo thành gờ lên trông đẹp hơn.
9- Xịt nước : Phải xịt nước ướt đãm mặt bánh bánh trước khi cho vào lò nước và xịt ngay trước khi cho vào lò chứ ko được xịt sớm quá. Xịt nhiều vào khe rạch, để khi nở khe rạch mới bung nhiều. Nhưng không được xịt quá nhiều để nước chảy xuống đọng trên khay sẽ làm cho thành bánh lâu vàng, và bánh dễ bị xẹp và dễ bị dính khay (trừ trường hợp dùng giấy nến như mình thôi, chứ khay chống dính để nước đọng nhiều vẫn bị dính, nhưng nếu không có nước đọng thì khay nhôm thường cũng không dính, điều này thì rất nhiều bạn gặp rồi, nhưng chỉ là ko biết tại sao khuôn bánh mỳ chống dính hẳn hoi vẫn dính). Việc xịt nước ướt mặt bánh giúp mặt bánh không bị khô nhanh tạo điều kiện cho ruột bánh nở tốt nhất. Khi mặt bánh bắt đầu khô thì xịt nước lần thứ 2 để cho bánh nở tối đa, lúc này bạn sẽ thấy vết rạch trên bánh căng hết cỡ và bắt đầu tự xé tiếp ra.
Mình đã đứng quan sát lò bánh mỳ trong metro, thấy lò tự động xịt nước nhưng nó chỉ xịt 2 hay 3 lần gì đó lúc vỏ bánh còn trắng, vỏ hanh vàng là không thấy nó xịt nữa.
10- Với việc đặt khay nước nóng ở dưới mình cũng khuyên ko nên, vì việc để khay nước là để giữ ẩm cho vỏ bánh giúp vỏ bánh mỏng và ruột bánh nở tốt hơn. Bánh mỳ VN có đặc điểm tạo hình nhỏ, cần kích nở nhanh cho bánh rỗng ruột, nên ruột bánh nở và chín rất nhanh, nên ko cần để khay nước. Việc để khay nước còn khiến vỏ bánh ẩm lâu khi bánh đã nở hết cỡ, ruột bánh đã chín và không còn thoát khí nữa làm cho bánh dễ bị xẹp và bè ngang
11- Phải nướng nhiệt cao trong mấy phút đầu bánh nở tốt nhất. Nướng nhiệt cao còn giúp cho vỏ bánh mỏng, ruột bánh dai, thớ mỏng do khí thoát nhanh tạo ra nhiều lỗ khí và điều đó còn giúp cho bánh nở cao, vết rạch bung đẹp hơn. Khi vỏ bánh đã hanh vàng là lúc bánh không nở tiếp được nữa, lúc đó cần hạ bớt nhiệt để vỏ bánh chín vàng đều, nhưng phải hạ từ từ, hạ đột ngột khi vỏ bánh chưa đủ vững sẽ làm cho bánh bị xẹp do các lỗ khí trong bánh giảm thể tích.
12- Đối với lò 50l nên để nhiệt bắt đầu là 250 độ, hoặc hơn nếu bạn có kinh nghiệm trong việc canh vỏ bánh. Với các bạn dùng lò bé hơn, nên nướng nhiệt thấp hơn do thanh nhiệt sát với bánh vỏ bánh nhanh khô và dễ cháy, nhưng cũng không nên bắt đầu nướng dưới 200 độ nhé, còn lò quá bé phải bắt đầu nướng nhiệt thấp hơn nữa thì sẽ khó ra được bánh đẹp, chuẩn bánh mỳ VN. Bạn nên quan sát lò nhà bạn và dựa vào kn của bạn để điều chỉnh lò nhà bạn cho hợp lý. Nhiệt càng cao bánh càng nở đẹp. Đừng quá sợ cháy mà nướng nhiệt quá thấp, quan trọng là bạn canh chuẩn thời điểm xịt nước lần 2, 3 và thời điểm hạ nhiệt độ của lò. Bánh nở tốt nhất trong mấy phút đầu nên cố gắng giữ ẩm cho vỏ bánh để ruột bánh nở tốt nhất. Khi vỏ bánh hanh vàng là bánh không nở nữa thì bắt đầu hạ nhiệt độ từ từ để vỏ bánh vàng đều mà không bị cháy

Túm lại, cảm nhận bột tốt, nhồi bột đạt, ủ bột đủ và đúng cách, tạo hình phù hợp với thể tích lò, rach bánh đúng cách, xịt nước vừa đủ, đúng thời điểm, nướng nhiệt đủ cao, hạ nhiệt từ từ và đúng lúc sẽ cho bạn chiếc bánh mỳ VN ngon và đẹp.
HẾT " 

18 tháng 11, 2014

NUTELLA BRAIDED TEAR AND SHARE BREAD


Công thức copy trên   FB và có chỉnh sửa 1 chút  :)
* Nguyên liệu :
- 400g bột mỳ
- 70g đường
- 5g men nở khô
- 30g bơ tan chảy
- 180ml sữa ấm
- 2 lòng đỏ trứng
- 1 chút muối
- 1 chén Nutella
Nướng ở nhiệt độ 180 độ C khoảng 15 - 20 phút ( tới khi bánh chín vàng )

* Cách làm : xem hướng dẫn ở đây


* Còn đây là cách mình tự làm Nutella sau khi được 1 chị hướng dẫn . Rất may là nhà đang sẵn có 1 gói bột hạt dẻ cũng do bạn gửi tặng . Tuy sốt Nutella này chưa chuẩn như hàng ngoại nhập , nhưng tự tay mình làm được cũng thấy ngon lắm .

- 150g bơ
- 230g socola
- 80g lòng trắng trứng
- 23ml mật ong
- 52ml whipping cream
- 50g bột hạt dẻ

Đun cách thủy bơ và socola cho tan . Cho mật ong , whipping cream vào trộn đều sau đó cho 2 lòng đỏ trứng vào khuấy nhanh tay cho tan hết lòng đỏ trứng .
Lòng trắng trứng đánh bông cứng cùng 1tsbp đường ( đánh cách thủy trên bếp )
Trộn lòng trắng trứng vào hỗn hợp trên  , khuấy cho đến khi tan hết vào hỗn hợp . Nhắc ra khỏi bếp , để nguội  , trộn bột hạt dẻ vào . Cất hộp dùng dần .



17 tháng 11, 2014

Lan huệ Cam Thơ

Em này được coi như giống lan huệ bản địa ở Việt Nam . Với size củ khá to , thân thì như người mẫu chân dài  với dáng hoa trumpet .












14 tháng 11, 2014

Lan huệ Hùng Vương ( tiếp )

Cùng 1 củ mà em nở ở những thời điểm khác nhau nhé .
http://songviet09.blogspot.com/2012/03/vu-ieu-lan-hue-8-hung-vuong.html
http://songviet09.blogspot.com/2013/03/lan-hue-hung-vuong.html


Lần này em cũng nhú 2 vòi , cũng tứ diện mà do hôm qua loay hoay mình đã làm gãy mất 1 bông . Thân hoa tím ngắt đặc trưng của giống hoa này .








13 tháng 11, 2014

Made by Songviet09 - SV0588

Một bạn lai giữa Hùng vương và Tuyết thanh nữa ra mắt .


Cho em đứng cạnh mẹ của mình sẽ thấy rõ cái sọc tím tím gen từ mẹ .








12 tháng 11, 2014

Bánh chả

Một món bánh dư âm của bánh trung thu . Nhưng ăn trong khí hậu lạnh đầu đông thì ngon cực kỳ , nhâm nhi bên tách trà nóng nữa thì lại càng tuyệt vời . Có đứa nướng bánh mà mùi thơm xông mấy tầng nhà , lan sang cả nhà hàng xóm , hihii ...

Công thức mình chép lại của Trần Quỳnh Nga ( FB ) có gia giảm thêm nhân theo sở thích của mình nhé .
I . Vỏ bánh
- Nước đường làm bánh nướng 200g
- Dầu ăn : 50g
- Bột mỳ : 300g
II. Nhân bánh : điều chỉnh theo khẩu vị của gia đình bạn nhưng Bánh Chả thì nguyên liệu cốt lõi là mỡ đường , mứt bí và lá chanh .
- Mỡ đường 200g
- Hạt sen : 50g
- Mứt bí thái hạt lựu nhỏ : 120g
- Lạp xưởng : 50g ( chẻ tư thái mỏng )
- Vừng rang chín : 50g
- Hạt hạnh nhân cắt nhỏ : 50g
- Hạt dưa rang chín : 50g
- Đường : 30g
- Rượu Mai quế lộ ( mình thay bằng rượu nếp trắng cùng 1 gói gia vị ngũ vị hương )
- Lá chanh
- Bột bánh dẻo
III. Cách làm :
- Vỏ bánh : trộn đều dầu ăn , nước đường , bột mỳ . Cho 1/3 số lá chanh vào trộn đều , để bột nghỉ 30 phút .
- Nhân bánh : trộn tất cả nhân vào 1 cái chảo to , cho lên bếp xào  1 lúc cho nhân ngấm . Cho tiếp hết lá chanh còn lại vào . Trộn 1 thìa canh bột bánh dẻo để tạo sự kết dính  ( Tương tự cách làm nhân bánh trung thu )
- Tạo hình bánh : Cán bột mỏng thành hình chữ nhật rộng 5cm . Cho nhân vào giữa và gập 2 mép bột lại sao cho bánh rộng khoảng 2cm, xếp chồng 2 mép bột lên nhau ( rất ít thôi ) để khi nướng bánh nhân không bị chảy ra . Nắn nhẹ cho vỏ và nhân không dời ra , cắt bánh dài 2,5 cm . Lót giấy nướng lên khay , nướng bánh ở nhiệt độ 200 độ trong 10 phút , tới khi thấy bánh se lại ( bột khô và trắng đục ) lấy bánh ra và phết lòng đỏ trứng lên mặt . Cho vào lò nướng tiếp 10 phút nhiệt 230 độ cho bánh xém vàng và giòn .
- Để nguội và đóng túi kín .


Trắng - Đen

Cây denro này năm nay nở hoa miệt mài suốt mấy tháng nay , mặc dù mình treo tận bên ngoài cho em tự quản là chính .
Thấy em chăm chỉ quá , không đành lòng nên lại mang em vào làm mẫu :)

Bài này là phục vụ cho 1 khách của blog là bạn nhỏ Bảo Châu ( Hải Phòng ) nhé . Con thấy không ? cây này của cô rất nhiều hoa . Việc bị thui nụ như con nói là có thể do cây chưa đủ khỏe để nuôi hoa . Con cần thêm thời gian cho nó thích nghi với môi trường mới , và chịu khó cho nó ăn uống đầy đủ nhé .


Đây mới chỉ là 1 góc hoa của cả giò thôi đấy .


11 tháng 11, 2014

Chẻ đế củ lan huệ nhân giống .

Có 1 số củ lan huệ từ khi về nhà mình hơn 3 năm có dư rồi mà không chịu sinh đẻ cây con gì cả nên năm nay mình quyết định chẻ hết chúng ra . Nhưng không chọn phương pháp chẻ thành nhiều mảnh vì mình không đủ điều kiệnvà trình độ còn non kém  , nên chọn phương pháp chẻ đế củ thôi .
Hy vọng chúng không còn gan lì với mình nữa . Mình đã chẻ củ : Cherry nymph , Elvas , Voondo của chị Thủy tặng , Monaco , Desire , Half & Half .
Riêng củ Cherry do lần đầu chưa có kinh nghiệm nên củ lại lành sẹo liền lại như bình thường  nên nó được chẻ lại lần nữa .
Sau khi chẻ bằng dao sạch , mình ngâm cả củ vào dung dịch Rodomil chống nấm cho củ và các vết cắt . Xong mình để hong khô trong chỗ mát .



Ngày 08/11/2014 mình trồng lại chúng sau thời gian hong khô hơn 1 tháng ( cái này là do bận rộn mà quên mất chứ chắc không nhất thiết phải để lâu thế )  . Sau 2 ngày hạ thổ mình đã thấy rễ của chúng ra nhiều lắm rồi , lần này không dám tò mò mà nhổ cả củ lên để xem rễ nữa , chỉ dám thăm dò thôi :)






Mình sẽ cập nhật tình hình của các củ bị chẻ đế này nhé . 


Lan huệ lai .

Đây là cây mình trồng từ hạt giống lai của chị Út gửi , ghi gói hạt cho mình là Cá hồi x ? . Mà nó nở ra 1 cây Miss Saigon , còn cây này lại nở ra cái màu y chang màu của mẹ nó nhưng cánh nó rất mỏng manh




Đứng cạnh bông A. Sapa




10 tháng 11, 2014

Huệ lai M3

Đây là bông huệ nở bói , mình thấy màu sắc và kết cấu hoa rất giống bông Monaco nên đặt cho bạn này mã số M3 ( M2 cũng nở bông giống như màu này ) . Còn 1 cây M1 chưa nở bói , nhưng chắc chắn mùa tới mình sẽ biết mặt em :)

Vẫn là hình cũ bỏ quên trong thẻ nhớ đấy . May có cái thùng nhựa màu vàng mình vẫn đang trồng nó làm mình nhận ra .




M2
So sánh 2 mẹ con với nhau này 




Made by Songviet09 - 072

Mình tìm trong kho " đồ cổ " thêm 1 loạt hình nữa nhé . Đó là hình ảnh cho bông huệ lai mã số 072 này .